Giấy couche là gì? Có tốt không? Ứng dụng giấy couche trong in ấn

Ngày nay, nhu cầu in ấn của con người rất đa dạng. Nhờ vào in ấn, chúng ta được tiếp cận nhiều thông tin bằng cách trực tiếp và phổ thông nhất. Bên cạnh đó, trong ngành kinh tế, in ấn còn là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Công nghệ in ấn ngày càng phát triển và giấy in ấn trở thành một tiêu chí quan trọng, có thể đánh giá nó . Hãy cùng Inantrongoi.com tìm hiểu về một trong những loại giấy in chiếm lĩnh thị trường in ấn ngày nay, đó là giấy Couche.

Giấy Couche là gì?

Giấy Couche đã không còn xa lạ gì với công nghiệp in ấn, đây là loại giấy có bề mặt trắng, được phủ cao lanh (hoặc những chất liệu tương tự) nên bề mặt phẳng, bóng và mịn. Giấy Couche gồm hai loại theo chất giấy chính được sử dụng rộng rãi hiện nay: + Giấy Couche Gloss + Giấy Couche Matt Còn chia theo mặt tráng láng thì cũng có hai loại: + Giấy Couche tráng phủ 1 mặt + Giấy Couche tráng phủ 2 mặt Tùy vào từng mục đích để in ấn mà người ta lựa chọn loại giấy thế nào để in ấn. Giấy Couche rất dễ in ấn, thậm chí còn phù hợp in ấn bằng công nghệ Offset để có những hình ảnh đẹp và chất lượng.
Ứng dụng giấy couche trong đời sống

Chất giấy Couche như thế nào?

Giấy Couche được xem là loại giấy rất “dễ tính” vì rất dễ in ấn cũng như có nhiều ứng hụng trong đời sống. In ấn trọn gói sẽ bật mí cho bạn điều thần kỳ trong loại giấy này: + Do được phủ bằng cao lanh nên bề mặt giấy Couche rất nhẵn và mượt. Khi chạm tay vào bề mặt giấy bạn có thể cạm nhận được độ láng nhưng không rít tay. + Màu sắc của giấy Couche tương đối sáng, bên cạnh đó, giấy có độ bóng nhất định nên khi in ấn hoàn toàn không bị chói mắt mà giấy còn chắn sáng tốt. + Một trong những lý do khiến giấy Couche chiếm lĩnh thị trường in ấn chính là nhờ vào tính năng bám dính và hấp tự mực đồng đều. Cùng với đó, nếu yêu cầu của bạn là in ấn những hình ảnh nhiều màu sắc cũng không làm khó được giấy Couche bởi giấy còn có độ tương phản và độ sắc nét cao. Đó là những đặc điểm và chất giấy chung của giấy Couche. Tuy nhiên, chất liệu giữa hai loại Couche Gloss và Couche Matt lại có một số điểm khác biệt: + Giấy Couche Gloss: Đây là loại giấy Couche có bề mặt giấy láng bóng, giấy Couche Gloss còn có khả năng bắt ánh sáng tốt nên dù xem sản phẩm bằng giấy Couche Gloss ở nơi điều kiện ánh sáng thấp vẫn tương đối có thể nhìn thấy. Giấy Couche Gloss là người bạn đồng hành thân thiết với máy in công nghiệp. Hanoiprint mách bạn một bí mật của giấy Couche Gloss là bạn không thể viết lên đâu nhé! + Giấy Couche Matt: Với giấy Couche Matt thì chất giấy tương đối hơi mờ và mịn do đó, các sản phẩm in ấn bằng loại giấy này thường nhu hơn và không chói mắt người xem. Giấy Couche Matt có nhiều kích thước, định lượng và có giá thành phù hợp túi tiền và bạn còn có thể viết lên bề mặt giấy rất đẹp nữa! Tuy nhiên, giấy Couche Matt lại hoàn toàn khô hơn giấy Couche thông thường nên nếu lựa chọn giấy Couche Matt để in hình ảnh sẽ không đẹp và bóng bẫy như giấy Couche Gloss. Định lượng giấy ở khoảng 80 – 350 g/m2 nên giấy Couche có rất nhiều ứng dụng in ấn.

Định lượng giấy couche 300gsm, 150gsm có nghĩa gì?

Giấy couche có định lượng vào khoảng 60gsm,  80gsm, 100gsm, 120gsm , v.v..v.  đến 350g/m2 Trước tiên nói về định lượng giấy g/m2. Có nghĩa là trọng lượng của một tờ giấy với một diện tích là 1m2. Ví dụ nói giấy couche 300gsm, có nghĩa là 1 tờ giấy 1m vuông đó nặng 300g. Và dĩ nhiên, giấy c300 (couche 500) dày hơn giấy c150. Tương tự giấy couche 250gsm (c250) có nghĩa là 1 tờ giấy c250 1m2 nặng 250g Tương tự với các định lượng giấy khác. Bạn thường thấy các ký hiệu c300, c150, c250, c200…mà không hiểu có ý gì, thì đây đều là viết tắt của giấy couche 300gsm, couche 150gsm, couche 250gsm…

1. Giấy Couche tráng phủ 2 mặt:

Dùng để in ruột sách, bìa sách, tạp chí: Đối với việc in sách, giấy Couche Matt là một ý tưởng hay. Khi chọn giấy Couche Matt để in sách, trang sách không những mịn mà còn bắt mực đồng đều. Đối với in bìa sách hay tạp chí, bạn có thể chọn giấy Couche Gloss hay Couche. Chất giấy của Couche sẽ làm nổi bật màu sắc và thiết kế của bìa sách hay những trang tạp chí do chất giấy bóng, chắn sáng và bắt sáng tốt. Dùng để in poster, menu: Giấy Couche rất phù hợp để in poster hoặc menu nhờ vào khả năng bắt sáng và bắt mực tốt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên chọn giấy có định lượng lớn để in poster và menu, hơn nữa, giấy Couche rất dễ bị bẩn nên cần có lớp bảo vệ. Dùng để in profile, brochure, catalogue: Nhờ khả năng bám mực, chắn sáng và bắt sáng tốt, giấy Couche rất thích hợp để in profile, brochure, catalogue, đây là những ấn phẩm cầu nối trong ngành kinh tế nên cần sự chuyên nghiệp và ấn tượng.

2. Giấy Couche tráng phủ 1 mặt:

Dùng để in nhãn mác cho sản phẩm, một mặt được phủ láng ở trên in tên thương hiệu sẽ rất nổi bật, mặt còn lại có thể dùng để dán vào sản phẩm. Thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy như giấy Ford, giấy Bristol… mỗi loại giấy lại có những ưu và nhược điểm khác nhau và có những ứng dụng in ấn phù hợp. Việc học cách phân loại các loại giấy trong in ấn không chỉ cần thiết với những người lao động trong ngành in ấn mà cả khách hàng, bởi khi có những hiểu biết về giấy, bạn sẽ biết sản phẩm của mình in ấn loại giấy nào thì đẹp và tốt.

Tìm hiểu các loại giấy in ấn khác


Để hiểu về các loại giấy khác trong ngành in ấn và thiết kế. In Ấn Trọn Gói đã tổng hợp đầy đủ các loại giấy tại bảng sau:
Giấy in Couche Giấy Conqueror Giấy Can
Giấy Bristol Giấy In Túi Giấy in tờ rơi gấp
Giấy in bìa sách Giấy in profile Giấy in menu
Giấy in màu Giấy in kỷ yếu Giấy in kẹp file
Giấy in Catalog Giấy in bao thư Giấy in tiêu đề
Giấy in sách Giấy in phong bì Giấy in poster
 

Tổng Kết

Nếu bạn muốn in ấn những sản phẩm đẹp, chất lượng nhưng lại phù hợp với giá tiền ở Hà Nội tấp nập thì hãy để Inantrongoi.com chúng tôi giúp bạn! Mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết một cách tối ưu nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *